Khi đo thị lực, trên đơn kính thuốc có ghi phần thị lực 5/10, 7/10,… vậy thì số này có nghĩa là gì? Thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp.
1. Thị lực 10/10, 20/20 là gì?
Thị lực 10/10 là một thuật ngữ dùng để chỉ thị lực bình thường (độ rõ ràng hoặc độ sắc nét của tầm nhìn) được đo ở khoảng cách 10 feet.
Ở một số nơi bạn có thể bắt gặp cách nói (hoặc ghi) thị lực 20/20, cơ bản nó chỉ khác nhau về con số tiêu chuẩn phụ thuộc vào phương thức đo thị lực, về bản chất, nó không có gì thay đổi.
Điều đó đồng nghĩa với việc nếu bạn có thị lực 20/20, bạn có thể nhìn rõ ở khoảng cách xa 20 feet, tức là thị lực của bạn đảm bảo một người bình thường cần có.
Thị lực 10/10 có ý nghĩa gì?
Thị lực 10/10 không có nghĩa là bạn có tầm nhìn hoàn hảo, nó chỉ cho biết độ sắc nét hoặc rõ ràng của tầm nhìn ở khoảng cách xa.
Thị lực 10/10 không bao gồm việc đánh giá các kỹ năng thị giác quan trọng khác như: nhận thức ngoại vi hoặc nhìn bên, phối hợp mắt, nhận thức chiều sâu, khả năng tập trung và tầm nhìn màu sắc.
Một số người có thể nhìn rõ ở khoảng cách xa nhưng không thể nhìn rõ các vật ở gần thì rất có thể mắc tật viễn thị hoặc lão thị.
Một số khác có thể nhìn thấy các mục ở gần nhưng không thể nhìn thấy những mục ở xa thì khả năng người đó mắc tật cận thị.
2. Thị lực 3/10, 4/10, 5/10, 6/10, 7/10 cận bao nhiêu?
Thị lực 3/10, 4/10, 5/10, 6/10, 7/10 không phải dùng để xác định độ cận, hay nói cách khác, nó không nói lên rằng mắt của bạn bị cận bao nhiêu, nhưng nó có mối liên hệ chặt chẽ với độ cận. Độ cận càng cao thì thị lực càng giảm, con số trên cũng sẽ giảm dần.
Nếu bạn có thị lực 3/10, có nghĩa là bạn phải ở gần 3 feet để nhìn những gì một người có thị lực bình thường có thể nhìn thấy ở 10 feet.
Tương tự như vậy, nếu thị lực của bạn là 5/10, có nghĩa là bạn phải gần 5 feet để nhìn rõ hơn. Thị lực 7/10, bạn cần phải đứng ở khoảng cách 7 feet để nhìn rõ toàn bộ những gì mắt thường nhìn ở khoảng cách 10 feet.
Con số thị lực càng giảm có nghĩa là thị lực của bạn càng yếu và bạn sẽ càng phải đứng gần hơn để nhìn rõ vật.
3. Các con số thị lực 5/10, 7/10 được xác định như thế nào?
Thị lực được đo bằng khả năng xác định các chữ cái hoặc số trên bảng đo thị lực được chuẩn hóa từ một khoảng cách cụ thể.
Đo thị lực là một phép đo tĩnh, nghĩa là bạn ngồi yên một vị trí trong quá trình kiểm tra và các chữ cái hoặc số bạn đang xem cũng đứng yên.
Thị lực được kiểm tra trong điều kiện tương phản cao. Thông thường, các chữ cái hoặc số trên bảng đo có màu đen và nền của biểu đồ là màu trắng.
Hiện nay, có 4 loại bảng chữ cái đo thị lực được sử dụng phổ biến là: Bảng chữ C (Landolt), bảng thị lực Snellen, bảng chữ E (Armaignac) và bảng thị lực hình.
1. Bảng thị lực Landolt
Bảng thị lực Landolt còn được biết đến với tên gọi bảng thị lực chữ C hay bảng thị lực vòng tròn hở. Các ký hiệu trên bảng là các vòng tròn không khép kín với phần khuyết quay về các hướng khác nhau, gồm nhiều kích thước khác nhau, trình bày thành nhiều hàng với kích thước nhỏ dần từ trên xuống dưới. Người được khám cần nhìn và nói hoặc dùng tay diễn tả hướng của phần khuyết là hướng nào, trên hay dưới, trái hay phải. Đây là loại bảng thị lực áp dụng được cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em chưa biết chữ và người không biết chữ.
2. Bảng thị lực Snellen
Bảng thị lực Snellen hay còn gọi là bảng thị lực chữ cái. Các ký hiệu trên bảng là các chữ cái có kích thước khác nhau, được trình bày thành nhiều hàng và nhỏ dần từ trên xuống dưới. Người được khám cần đọc tên các chữ cái mà người khám chỉ đến. Khác với bảng thị lực Landolt thì đây là loại bảng chữ cái chỉ dùng được đối với những người biết chữ.
3. Bảng thị lực Armaignac
Bảng thị lực này còn được gọi với tên thông dụng là bảng thị lực chữ E. Đúng như với tên gọi, bảng thị lực này gồm các chữ E với nhiều kích cỡ khác nhau và được trình bày thành nhiều hàng với kích thước giảm dần từ trên xuống. Các chữ E được xoay theo các hướng trên, dưới, trái, phải. Nhiệm vụ của người được khám là đọc hoặc chỉ hướng của chữ E là gì theo hướng dẫn của người khám. Một số phòng khám có thể cho người được khám cầm một chữ E nhựa và xoay chữ E này theo hướng của chữ E được chỉ trên bảng. Loại bảng thị lực này dùng cho mọi đối tượng.
4. Bảng thị lực hình
Khác biệt hoàn toàn với ba loại bảng thị lực trên, bảng thị lực hình bao gồm hình ảnh các con vật hoặc đồ vật theo nhiều kích thước khác nhau, được trình bày từ trên xuống dưới theo sự giảm dần của kích thước con vật/đồ vật. Bảng thị lực này thường được áp dụng đối với trẻ em đã nhận biết được các con vật/đồ vật hoặc người không biết chữ.
Tuy nhiên bảng thị lực Landolt và bảng thị lực Armaignac được sử dụng thông dụng hơn bởi đây là hai loại bảng có thể áp dụng cho mọi đối tượng.
Hầu hết các bảng thị lực đều được xây dựng ở khoảng cách là 5m, tức là người được khám đứng ở vị trí cách bảng thị lực là 5m. Thị lực được đánh giá là 10/10 nếu người được khám có thể nhìn được hình ảnh dưới một góc 5 độ với nét chữ là 1,5 mm và cỡ chữ là 7,5 mm.
Chi tiết như bảng dưới đây:
4. Nếu thị lực của bạn dưới 10/10 hay 20/20 thì phải làm sao?
Thị lực dưới 10/10 hay 20/20 nói lên rằng thị lực yếu hơn bình thường.
Khi thị lực của bạn kém hơn có nghĩa rằng bạn cần phải chăm sóc nó tốt hơn, cũng giống như khi bạn bị ốm vậy.
- Trường hợp mắt bạn không mắc tật khúc xạ, hãy áp dụng các nguyên tắc nghỉ ngơi hợp lý kèm với bài tập thể dục cho mắt để giúp mắt điều tiết tốt hơn.
- Trường hợp mắt bạn mắt tật khúc xạ, bạn cần phải đeo kính, uống thuốc, nhỏ thuốc, … tùy vào chỉ định của bác sĩ hoặc khúc xạ viên. Bên cạnh đó, song song áp dụng các bài luyện tập mắt giúp mắt thư giãn.
Nếu bạn đã từng nghe qua nguyên tắc 20 – 20 – 20 thì hãy áp dụng ngay vì nó rất đơn giản mà hiệu quả. Cụ thể: Sau khi nhìn vào một điểm lâu trong 20 phút, hãy nghỉ 20s, nhìn xa 20 feet (tương đương 6m).
Bản chất, khi để mắt nhìn chằm chằm vào một điểm trong một khoảng cách nhất định, thì khi di chuyển mắt nhìn sang chỗ khác, khoảng cách xa hơn, mắt sẽ mất một khoảng thời gian để điều chỉnh.
Nếu mắt được luyện tập nhiều thì nó sẽ quen với việc thay đổi, khả năng điều tiết tốt. Nếu không được luyện tập thì khả năng điều tiết kém đi.
Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên tự luyện tập mắt tại nhà, đó là một cách giúp cải thiện thị lực rất tốt.
** Kết luận: Thị lực 3/10, 4/10, 5/10, 6/10, 7/10 không được dùng để xác định độ cận nhưng nó có mối liên hệ chặt chẽ với độ cận, độ cận càng cao thì con số này càng giảm. Thị lực được đo lường bằng khả năng xác định các chữ cái hoặc số trên bảng đo thị lực được chuẩn hóa từ một phương thức cụ thể. Thị lực dưới 10/10 hay 20/20 nói lên rằng thị lực yếu hơn bình thường và bạn cần thực hiện một số biện pháp để cải thiện.
** Lời khuyên: Hãy đi khám mắt thường xuyên 3-6 tháng / lần dù mắt có biểu hiện hay không. Cho mắt nghỉ hợp lý, không nhìn quá lâu, quá gần hay làm việc quá sức.
BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN ĐÀ LẠT
Địa chỉ: 64 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 02633.676.686 Hotline: 0856.149.149
Website: matsaigondalat.com | Facebook: | Youtube: Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đà Lạt