Phẫu thuật khúc xạ bằng laser (LASIK)

1. LASIK là gì?

  • LASIK (viết tắt từ Laser Assisted in Situ Keratomileusis) là một phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng cách sử dụng tia laser.
  • Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) là tình trạng ánh sáng không được truyền đến đúng ngay trên võng mạc do hình dạng giác mạc bị thay đổi, dẫn đến việc ảnh nằm ở phía trước hay phía sau võng mạc và gây nhìn mờ.
  • Với phương pháp LASIK, các Bác sĩ Nhãn khoa sẽ sử dụng tia Laser để điều chỉnh hình dạng của giác mạc, giúp đưa vị trí của ảnh lên đúng giác mạc trở lại, cải thiện thị lực của bạn. Phương pháp này được sử dụng để điều trị cả cận thị, viễn thị và loạn thị.
  • Sau khi phẫu thuật xóa cận, thị lực của bạn sẽ được cải thiện và thậm chí không cần phải sử dụng kính gọng hay kính áp tròng (contact lens) nữa.
  • Phẫu thuật LASIK đầu tiên được thực hiện năm 1990 sau đó đã phát triển nhanh chóng, cho tới nay khoảng 30 triệu ca mổ mắt đã được thực hiện trên khắp thế giới.
Phương pháp LASIK
LASIK là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng cách sử dụng tia laser.

2. Đối tượng nào phù hợp xóa cận bằng phương pháp LASIK?

Một số điều kiện trước khi xóa cận bằng phương pháp LASIK:

  • Đủ 18 tuổi trở lên.
  • Độ cận của bạn không thay đổi quá nhiều trong 1 năm.
  • Độ cận cho nằm trong khoảng điều trị của phương pháp LASIK.
  • Giác mạc của bạn cần đủ điều kiện để có thể thực hiện phương pháp LASIK, bao gồm độ dày giác mạc thích hợp, không mắc các bệnh lý về giác mạc nói riêng và các bệnh lý về mắt nói chung.

Phương pháp LASIK cũng có một số chống chỉ định khi điều trị:

  • Độ cận không ổn định, thay đổi nhiều
  • Cận thị, viễn thị hay loạn thị nặng, cao độ.
  • Khô mắt nặng.
  • Giác mạc quá mỏng.
  • Xuất hiện sẹo trên giác mạc hoặc có bệnh lý giác mạc.
  • Giác mạc chóp.
  • Các bệnh lý về mắt khác như viêm nhiễm, cườm nước, đục thủy tinh thể.
  • Đặc biệt phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên phẫu thuật LASIK do độ của mắt sẽ thay đổi trong quá trình mang thai và cho con bú và cần thời gian ít nhất 6 tháng sau khi sinh mới có thể tia mắt cận được.

Khám chuyên sâu - Máy đo bản đồ giác mạc SCHWIND SIRIUS

 

Tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đà Lạt có hỗ trợ gói khám chuyên sâu tiền xóa cận hoàn toàn miễn phí với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị cực kì hiện đại sẽ giúp bạn biết rõ tình trạng mắt của mình:

  • Đo thị lực chính xác với trang thiết bị, ánh sáng chuẩn y khoa và Cử nhân Khúc xạ Nhãn khoa.
  • Đo bản đồ giác mạc với hệ thống SCHWIND SIRIUS nhập khẩu từ Đức.
  • Chẩn đoán các bệnh lý chuyên sâu về mắt với hệ thống chụp cắt lớp quang học OCT bán phần sau của mắt.
  • Tư vấn 1:1 với chuyên gia đầu ngành Nhãn khoa.

3. Quy trình phẫu thuật LASIK

Tùy thuộc vào công nghệ mà quy trình phẫu thuật LASIK sẽ có sự khác biệt:

1. STANDARD LASIK

Standard LASIK là phương pháp phẫu thuật khúc xạ truyền thống dùng dao vi phẫu kết hợp với tia laser.

Quy trình phẫu thuật của Standard LASIK bao gồm các bước:

  1. Tạo vạt giác mạc bằng dao vi phẫu.
  2. Lật vạt giác mạc.
  3. Sử dụng Laser Excimer để điều chỉnh độ cong của giác mạc theo chương trình máy tính tính toán chính xác dựa trên độ khúc xạ của người bệnh.
  4. Đậy vạt giác mạc lại.

Phương pháp Standard LASIK

Quy trình phẫu thuật khúc xạ thường quy bằng phương pháp Standard LASIK

Vì là phương pháp cũ nên Standard LASIK có giá thành “mềm” hơn so với các phương pháp khác nhưng lại có nhiều hạn chế:

  • Nguy cơ biến chứng khi tạo vạt do sử dụng dao cơ học, độ chính xác không cao.a
  • Các thông số kém ổn định hơn so với việc tạo vạt bằng tia Femtosecond Laser.
  • Gây cảm giác lo lắng, hồi hộp khi lựa chọn phẫu thuật (81% người bệnh lựa chọn điều trị bằng Laser).
  • Kết quả điều trị kém hơn phương pháp Femtosecond LASIK.
  • Sau phẫu thuật thời gian đầu, Standard LASIK cũng gây khô mắt nên những người có bệnh lý khô giác mạc không thể tiến hành phương pháp này.

2. FEMTOSECOND LASIK

Femtosecond LASIK là phương pháp phẫu thuật khúc xạ cải tiến với công nghệ Femtosecond Laser (xung laser cực ngắn với thời gian chiếu laser chỉ 1 PHẦN TRIỆU TỶ GIÂY!) ngắn kết hợp với Laser Excimer giúp nâng cao độ chính xác, khả năng phục hồi thị lực, giảm các biến chứng do tạo vạt và đặc biệt là thời gian xóa cận rất nhanh, dưới 30 giây mỗi mắt.

Quy trình phẫu thuật của Femtosecond LASIK bao gồm các bước:

  1. Tạo vạt giác mạc bằng Laser Femtosecond.
  2. Lật vạt giác mạc.
  3. Sử dụng Laser Excimer để điều chỉnh độ cong của giác mạc theo chương trình máy tính tính toán chính xác dựa trên độ khúc xạ của người bệnh.
  4. Đậy vạt giác mạc lại.

Phương pháp Femtosecond LASIK

Quy trình phẫu thuật tật khúc xạ bằng phương pháp Femtosecond LASIK

Sử dụng công nghệ Femtosecond Laser hiện đại với hệ thống máy móc tối tân đã đem lại cho Femtosecond LASIK rất nhiều ưu điểm:

  • Phù hợp với những trường hợp cận, loạn cao độ, giác mạc mỏng.
  • Vạt tạo bởi tia Femtosecond Laser giúp mang lại độ chính xác tuyệt đối, chính xác lên đến hàng micrometer.
  • Thời gian phục hồi thị lực siêu nhanh. Có thể quay trở lại công việc hằng ngày sau thời gian chăm sóc ngắn.
  • Do tạo được giác mạc mỏng nên phương pháp phẫu thuật Femtosecond LASIK có thể điều trị được những trường hợp độ cận cao, giác mạc mỏng.

Vì vạt giác mạc cần thời gian để phục hồi nên bệnh nhân cần phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, giữ gìn và chăm sóc mắt cẩn thận sau mổ trong khoảng thời gian nhất định.

4. Thị lực phục hồi như thế nào sau phẫu thuật LASIK?

  • Hơn 90% người bệnh phẫu thuật LASIK có kết quả thị lực phục hồi tốt và không cần đeo kính gọng hay đeo kính áp tròng trong hầu hết các hoạt động hàng ngày nữa.
  • Để có thể đảm bảo sức khỏe của đôi mắt được phục hồi tốt nhất, sau khi điều trị cần tuân thủ lịch tái khám: 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.

6. Chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật khúc xạ bằng phương pháp LASIK?

Chuẩn bị gì trước khi bắn cận?
Chuẩn bị gì trước khi bắn cận?

Để có thể đảm bảo sức khỏe cho ngày phẫu thuật đạt được kết quả tốt nhất, trước khi phẫu thuật khúc xạ bạn cần lưu ý thực hiện 6 điều sau:

  1. Giữ cho mắt được thư giãn, thoải mái: Ngủ trước 23h00, tránh làm việc quá nhiều. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính khi không cần thiết.
  2. Không sử dụng chất kích thích: không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… trước khi đến phẫu thuật.
  3. Không sử dụng kính áp tròng: Không đeo kính áp tròng kể từ ngày khám chuyên sâu đến ngày phẫu thuật.
  4. Sử dụng thuốc theo chỉ định: Sử dụng thuốc trước phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)
  5. Gội đầu trước ngày phẫu thuật: Vì 3 ngày sau phẫu thuật cần kiêng nước và xà bông vào mắt.

LƯU Ý VỚI KHÁCH HÀNG NỮ GIỚI:

Không trang điểm, kẻ mắt khi đến bệnh viện phẫu thuật. Không phẫu thuật khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

BS.CKII. Nguyễn Vũ Long – Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đà Lạt

Q